More
    HomeBăng Mũ RơmNhận xét về diễn viên và nội dung One Piece live action...

    Nhận xét về diễn viên và nội dung One Piece live action trên Netflix

    Được công chiếu từ 31/8, One Piece Live action đã có những con số thống kê thật sự gây ấn tượng mạnh.

    • Phim đang đứng Top 1 trên Netflix tại 86 quốc gia, vượt qua kỷ lục trước đó của chính nó đạt được ngày 4.9 với 84 quốc gia.
    • Lọt Top 10 phim được xem nhiều nhất trên Netflix hàng tuần với 18,5 Triệu lượt xem (tương đương 140 triệu giờ xem)
    • Là phim tiếng Anh ăn khách nhất trên Netflix kể khi bảng xếp hạng được cập nhật từ tháng 6/2023
    • One Piece Live action chính là chương trình truyền hình được yêu thích nhất trên Imdb với 8.5 và Rotten Tomatoes với 84%.

    Và sau khi xem hết 8 tập của Season 1, thì đứng trên góc nhìn của một người yêu thích One Piece, yêu thích Manga, cũng như có xem Anime, thì tôi có một vài quan điểm, suy nghĩ như thế này.

    Dàn diễn viên chính (5 thành viên băng Mũ Rơm)

    Thuyền trưởng Luffy Mũ Rơm

    Theo đó tôi thật sự thích cái cách anh chàng Inaki Godoy hóa thân thành Luffy Mũ Rơm linh hồn của bộ manga One Piece hay bản Live Action này, chắc có lẽ bởi vì so với 4 diễn viên đóng vai Zoro, Nami, Sanji, Usopp thì Inaki Godoy trẻ nhất, chỉ mới 20 tuổi, tức là thời điểm bấm máy quay phim chỉ 18 hoặc 19 tuổi, tương đồng với tuổi 17 của Luffy trên Manga, nên có những sắc thái, biểu cảm, thần thái thật sự tương đồng. Đó là luôn tràn đầy năng lượng tích cực, giàu tình cảm, vui vẻ và đặc biệt là thấu hiểu. Luffy có thể ngăn cản Zoro bất cứ điều gì, nhưng ngăn cản Zoro thực hiện ước mơ thì không. Và ước mơ của Zoro là hạ gục Mihawk trở thành kiếm sĩ vĩ đại nhất thế giới. Biểu cảm của cậu ta khi nói với Nami về điều đó thật sự ấn tượng.

    Trong bài phỏng vấn với tờ The NewYork Times mới đây, khi PV hỏi: Luffy không phải là nhân vật tỏa ánh hào quang rực rỡ nhưng cậu là một nhân vật đáng yêu: cậu ấy bốc đồng và vui vẻ cho đến khi một kẻ xấu nào đó đe dọa bạn bè hoặc ai đó yếu hơn – và sau đó là một cuộc chiến đến cùng. Có khó để tìm kiếm được người diễn được vai này không?

    Thì Oda đã trả lời: Tôi nghĩ thử thách lớn nhất sẽ là tìm ai đó đóng vai Luffy – tôi không mong đợi tìm được ai giống Iñaki Godoy. Khi tôi tạo ra Luffy lần đầu tiên, tôi vẽ một đứa trẻ tràn đầy năng lượng nhất mà tôi có thể tưởng tượng: một đứa trẻ có vẻ ngoài bình thường nhưng bên trong lại không bình thường chút nào. Iñaki giống hệt người tôi vẽ; cậu ấy tạo cảm giác hoàn toàn tự nhiên. Trước khi tôi xem đoạn cắt đầu tiên của bộ phim, rất nhiều ghi chú của tôi dựa trên cách hành động của Luffy manga. Nhưng sau khi xem màn trình diễn của Iñaki, tôi đã thay đổi và đưa ra chú thích về cách Luffy live-action nên hành động.

    Và sau khi xem xong 8 tập thì tôi nghĩ Oda không nói quá về Inaki Godoy, thật sự cậu ta được sinh ra là dành cho vai diễn Luffy Mũ Rơm này. Từ hình thể, cho tới khuôn mặt, thậm chí là cách nói rất lẽm lĩnh tràn đầy năng lượng khi nói câu cửa miệng của Luffy: Tôi là Monkey D. Luffy, tôi là người sẽ trở thành Vua hải tặc. Và nếu bạn để ý, trong những lần Luffy nói câu đó, đều là những cảnh quay cận mặt, nhằm thể hiện rõ biểu cảm sắc thái cậu ta, rất tuyệt vời.

    Xạ thủ băng Mũ Rơm Usopp

    Anh chàng Usopp của chúng ta do diễn viên người Mỹ gốc Jamaica, Jacob Romero Gibson thủ vai. Cậu ta sinh năm 1996 hiện 27 tuổi, lớn hơn Luffy đáng kể, dù trên manga thì cả 2 bằng tuổi.

    Tôi cảm tưởng như cậu ta sinh ra cũng là để dành cho vai diễn Usopp vậy, bởi khi nói tới Usopp, chúng ta chẳng ai nhớ ngay tới tài thiện xạ, mà là những lần cậu ta chém gió cùng những biểu cảm hài hước thể hiện sự nhát ké. Và Jacob Romero Gibson làm tôi thật sự ấn tượng, khi cần hài hước chém gió thì cũng rất mượt, biểu cảm rất điệu nghệ, còn khi cần nhút nhát thì cũng rất tấu hài, chẳng hạn khi chui gầm bàn ở nhà hàng trên biển Baratie.

    Hoa tiêu băng Mũ Rơm Nami 

    Cô nàng xinh đẹp Nami do diễn viên người Mỹ Emily Ellen Rudd thủ vai. Và có thể bạn đã biết rồi, cô nàng này là người lớn tuổi nhất trong số 5 diễn viên chính, sinh năm 93 hiện 30 tuổi. Theo đó, mặc dù sự lẽm lĩnh tinh ranh của Nami phiên bản Manga chưa thật sự làm tôi ấn tượng, nhưng về những cảnh nội tâm khi đối mặt với Arlong, đặc biệt là khi bị Nezumi cướp lấy 100Tr beli.

    Nami thể hiện được rất rõ nét sự bất lực trong việc chuột lại ngôi làng Cocoyasi, cũng như sự phẫn uất với Arlong, đỉnh điểm là dùng dao đâm vào hình xăm biểu tượng băng Arlong trên cánh tay. Đây là một cảnh đắt giá, tôi thật sự ấn tượng mạnh, diễn rất đạt. Bởi Nami đã phải chấp nhận chịu đau về thể xác lẫn tinh thân khi đến gặp và yêu cầu gia nhập băng Arlong, chấp nhận xăm biểu tượng băng Arlong, kẻ giết chết người mẹ nuôi Bellmell từ khi còn nhỏ. Và Nami đã phải dành một thời gian rất dài để tích góp đủ 100Tr beli kia, vì thế Nami cần phải thể hiện được cảm xúc, sự phẩn uất tột độ, kèm sự bất lực, và cô nàng Emilly Rudd thể hiện rất tốt điều đó.

    Kiếm sĩ băng Mũ Rơm Roronoa Zoro

    Thánh lạc đường Zoro do Arata Mackenyu, một diễn viên người Nhật sinh ra ở Los Angeles, Mỹ thủ vai, hiện tại cậu ta 27 tuổi, sinh năm 1996.

    Và không ngoai khi nói rằng, anh chàng Mackenyu này là nội dung chính của nhiều chị em khi xem One Piece Live action.

    Và ngoài sự đẹp trai không bàn cãi, thì cậu ta cũng thể hiện Zoro rất thành công, tôi cũng đánh giá Mackenyu sinh ra là để dành cho vai diễn Zoro vậy, trầm tính lạnh lùng nhưng không kém phần tình cảm, hài hước khi đấu khẩu với Sanji hay sự cay cú, ghim nhẹ khi nhắc tới Sanji.

    Đặc biệt là khoảnh khắc lần đầu xuất hiện, đánh nhau với Mr.7 hay khi đối mặt rồi thất bại trước Mihawk, Zoro thể hiện quá đạt.

    Tất nhiên là không thể bỏ qua yếu tố kiếm thuật, bởi Mackenyu đã từng thủ nhiều vai kiếm sĩ trước đó, điển hình là Vai diễn kiếm sĩ Yukishiro Enishi trong Rurouni Kenshin: The Final (2021), không tôi xem hết phim, nhưng có xem qua đoạn đánh nhau đó.

    Vì thế những cảnh đánh nhau của Zoro trong One Piece Live Action thật sự gây ấn tượng mạnh.

    Cuối cùng là đầu bếp băng Mũ Rơm Sanji

    Tiếp tới là Sanji do Taz Skylar, một diễn viên và nhà biên kịch người Anh gốc Tây Ban Nha thủ vai, và cậu ta sinh năm 95.

    Tất nhiên chẳng thể nào giống như cái cách Sanji trên manga hay Anime khi nhìn thấy gái đẹp, đặc biệt là Nami lúc ở nhà hàng trên biển Baratie cả, Sanji phiên bản Live Action cũng thể hiện được sự ưu ái với phái nữ, nó không theo một cách thô lỗ, mà rất quý phái, đàn ông, nhẹ nhàng trong biểu cảm nhưng câu chữ thì khá dữ dội.

    Những cảnh đối đáp không khoan nhượng với Zeff cũng rất hay, rất cuốn, thể hiện được cá tính của Sanji. Những cảnh đánh nhau, tung cước cũng thật sự rất ấn tượng.

    Dù vậy thì, mặc dù Sanji thể hiện cũng rất ấn tượng, tôi đánh giá rất ổn, nhưng sự tỏa sáng của Mackenyu trong vai Zoro, làm tôi cảm nhận Sanji hơi bị lu mờ, hơi bị lép vế.

    Dàn nhân vật phụ của One Piece live action thì sao?

    Tôi ấn tượng với Phó đô đốc Garp, Koby, Helmeppo, Buggy, Kuro, Aliva, Arlong, Mihawk và cả Bogard nữa.

    Bogard, dù chỉ là một vai nhỏ cũng như trên Manga và anime Bogard khá chìm, nhưng trên One Piee Live Action, sự thể hiện của Armand Aucamp cùng những góc quay đã làm Bogard khá nổi bật mỗi khi xuất hiện.

    Còn Garp ông nội của Luffy do Vincent Regan thủ vai thì quá ấn tượng luôn, từ khuôn mặt, cho tới thần thái khi nóng tính cục súc với Luffy, khi thể hiện sự thông minh tinh tường của một người từng trải với Zeff, Koby thật sự ấn tượng.

    Nó giống như những gì Oda trả lời tờ The New York Times vậy.

    Khi phóng viên hỏi: Bản live-action One Piece sử dụng nhiều đoạn hội thoại sâu rộng hơn so với manga hay loạt anime vốn tập trung nhiều hơn vào hình ảnh nhỉ?

    Oda trả lời: Trong manga, bạn càng đưa vào nhiều lời thoại thì càng có ít khoảng trống để vẽ, vì vậy tôi đã cắt bớt chữ nhiều nhất có thể. Nhưng khi mọi người thực sự nói chuyện thì lại khác. Trong các bộ phim live-action luôn có rất nhiều lời thoại. Nếu các nhân vật nói chuyện ngoài đời thực, bài phát biểu của họ sẽ có cảm giác tự nhiên như trong kịch bản. Tôi rất vui với cách mà điều đó đã diễn ra.

    Đó là lí do, cảnh Garp – Luffy gặp nhau ở Cocoyasi lại sướt mướt, nói nhiều hơn, tình cảm ơn so với trên manga và Anime.

    Và nếu bạn còn nhớ thì trong SBS Vol 102 khi có độc giả hỏi: Tôi đã thắc mắc từ rất lâu rồi, lần đầu tiên Luffy học được thuật ngữ “Vua Hải Tặc” là khi nào và ở đâu?

    Oda đã trả lời: Luffy biết được điều đó từ câu chuyện của Shanks. Tất nhiên, Shanks không hề nói với Luffy rằng mình từng ở trên con tàu của Vua Hải Tặc. Và trước khi gặp Shanks, Garp đã muốn và yêu cầu Luffy hãy trở thành một hải quân, nhưng vì Luffy muốn có thể tự do phiêu lưu nên cậu ta đã phần nào kiên quyết phản đối ý tưởng của Garp.

    Và trong One Piece live action, chúng ta đã thật sự thấy rõ nét hơn điều đó, biểu cảm của Luffy khi Garp yêu cầu cậu trở thành hải quân.

    Dù vậy thì sau đó Garp cũng để Luffy rời đi, vì Garp biết dù hải tặc hay hải quân thì Luffy cũng là một người tốt.

    Và mặc dù có nhiều nhân vật là tôi thấy hứng thú, ấn tượng thật sự, nhưng cũng có một vài nhân vật theo đánh giá của cá nhân tôi, là chưa thật sự thỏa đáng. Đó chính là Benn Beckman của băng Tóc Đỏ, phải nói thật là tôi khá hụt hẫn với hình ảnh Benn Beckman, chắc là do tôi đã hơi kỳ vọng bởi trên Manga Benn Beckman quá ngầu, xứng danh thuyền phó băng Tóc Đỏ.

    Nếu xét về vai trò thì trong One Piece Benn Beckman quan trọng hơn so với Bogard dưới trướng của Garp, nhưng nếu đặt lên bàn cân thì vai diển của Bogard lại ấn tượng hơn hẳn Benn Beckman. Benn Beckman Live action khiến cho Benn Beckman manga và Anime bị thấp sự uy nghiêm của một thuyền phó đáng kể.

    Diễn biến của phim

    Đầu tiên thì tôi khuyên các bạn, nên gạt bỏ hết những gì đã từng xem trên Manga hay Anime, bởi có thể nó sẽ khiến bạn khó chịu, khi mọi thứ có sự thay đổi đáng kể, với nhiều nhân vật không xuất hiện.

    Chẳng hạn trong Manga thì phải tới Water 7, 2 ông cháu Garp Luffy mới gặp nhau chứ không phải ở làng Cocoyasi như trên Netflix, hay Don Crieg bị Luffy đánh bại ngay tại nhà hàng trên biển Baratie chứ không phải gục ngã dưới kiếm Mihawk, hay Luffy ăn trái ác quỷ Gomu Gomu như món tráng miệng ngay trên quầy bar, chứ không phải trong nhà kho.

    Mặc dù vậy thì phim cũng khởi đầu bằng buổi xử tử Vua hải tặc Gol D. Roger ở Logue Town, cũng có sự xuất hiện của nhiều nhân vật máu mặt thời trẻ, như Shanks, Smoker, Crocodile, Mihawk.

    Đồng thời thì sự truy đuổi của Garp với thằng cháu Luffy ngay từ đầu, ngay từ sau khi Luffy đánh bại đại tá tay rìu Morgans cũng là rất sát nguyên tác manga. Bởi nếu bạn còn nhớ thì mặc dù không xuất hiện trong truyện ngay từ đầu, nhưng trong cover Story: Nhật ký Helmeppo – Koby thì chính là Garp là người đã xuất hiện ở thị trấn Shells, áp giải Morgans tay rìu, rồi nhận Koby với Helmeppo làm học viên của mình.

    Tức là Garp cũng đã theo dấu Luffy ngay từ đầu chứ không phải tự nhiên xuất hiện ở Water 7 sau đó.

    Những sự thay đổi này tôi đánh giá là tích cực, đặc biệt là cách đạo diễn cho lồng ghép thời thơ ấu của các thành viên băng Mũ Rơm với hiện tại ở nhiều phân cảnh, một lối kể chuyện, miêu tả tôi thấy rất hay, rất cuốn hút.

    Ngoài ra, tôi thật sự thích cách tạo hình nhà hàng trên biển Baratie, quá đẹp, quá lộng lẫy hay cảnh hôn Kaya của Usopp cũng thật sự sướt mướt, quá sướng cho Usopp One Piece live action, chứ Usopp trên manga hay Anime làm gì được như thế.

    Thế nhưng cũng có một vài sự thay đổi làm tôi chưa thật sự ưng ý lắm, đó vẫn là băng Tóc Đỏ, bỏ qua ngoại hình mà nói về diễn biến, sự thể hiện.

    Chúng ta đều biết và thật sự ấn tượng mạnh với băng Tóc Đỏ khi xuất hiện ngay từ Chapter đầu tiên, theo đó, trên manga, phân cảnh băng Tóc Đỏ gặp lại Higuma lần 2 thật sự ấn tượng nâng tầm băng hải tặc này nói chung hay Shanks và Benn beckman nói riêng, khi Shanks nói rằng:

    “Tụi mày có thể đổi rượu, ném thức ăn lên người tao, thậm chí nhổ nước bọt vào mặt tao, tao cũng sẽ bỏ qua, nhưng vì bất kỳ lí do gì cũng không được động vào bạn bè tao.”

    Còn Benn Beckman sau đó thì nói rằng: Thuyền trưởng, tôi sẽ lo vụ này, rồi dùng bán súng dễ dàng hạ gục bọn sơn tặc. Nó thể hiện tầm vóc của băng Tóc Đỏ trước bọn sơn tặc cỏn con, nhưng trên One Piece live action thì tôi đánh giá là ngược lại, khi cả băng Tóc Đỏ đều phải ra tay đánh dẹp bọn sơn tặc, chứ không phải đứng nhìn Benn Beckman biểu diễn. Có lẽ đạo diễn muốn các thành viên băng Tóc Đỏ đều được thể hiện kì nghệ của mình.

    Ngoài ra nếu khoảnh khắc Shansk dùng Haki bá vương đuổi con Vua biển được miêu tả sinh động hơn nữa thì sẽ còn nỗi da gà nữa, bởi tôi cho rằng Haki bá vương là một sức mạnh đặc biệt, nên có thể cường điệu nó lên một chút cũng chả sao, chẳng hạn như thay vì một vài tia sáng chạy quanh mắt, thì có thể làm thêm hiệu ứng tác động tới không khí hay một cách nào đó nổi bật hơn.

    Kết luận về One Piece live action

    Nhìn chung lại, không phải ngẫu nhiên mà One Piece Live action lại đứng Top 1 tới 86 quốc gia, như một hiện tượng ngay khi ra mặt, rõ ràng đó là bởi dàn diễn viên chính, các thành viên băng Mũ Rơm thật sự chất lượng, đóng rất đạt, không quá khác lạ so với nguyên tác, vẫn giữ được những nét đặt trưng chính, đó là tinh thần phiêu lưu khám phá, đoàn kết, tinh thần đồng đội, sự nhiệt huyết tràn trề năng lượng và sức trẻ. Cũng như những khoảnh khắc sâu lắng vô cùng ấn tượng về quá khứ của Sanji đặc biệt là Nami.

    Và với việc Avida, Buggy cùng Smoker xuất hiện ở cuối tập 8, báo hiệu một One Piece live action Mùa 2 hấp dẫn đang chờ đợi chúng ta.

    Tôi hy vọng sẽ được mãng nhãn với cảnh Luffy bước lên đài xử tử Gol D. Roger rồi hét to: Ta sẽ trờ thành Vua hải tặc khi sắp bị Buggy chém đầu, rồi cảnh Dragon xuất hiện ngăn chặn Smoker, cứu con trai Luffy nữa, hay cảnh Zoro dơ tay test thanh Sandai Kitetsu. Hy vọng tất cả sẽ xuất hiện trong mùa 2 sắp tới.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Must Read

    spot_img